Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
-
Chương I. Phản ứng hoá học
Bài 2. Phản ứng hoá học3 Topics|1 Quiz -
Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 4. Dung dịch và nồng độ5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học6 Topics|5 Quizzes
-
Bài 6. Tính theo phương trình hoá học4 Topics|4 Quizzes
-
Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác2 Topics|1 Quiz
-
Chương II. Một số hợp chất thông dụngBài 8. Acid2 Topics|1 Quiz
-
Bài 9. Base. Thang pH3 Topics|1 Quiz
-
Bài 10. Oxide3 Topics|1 Quiz
-
Bài 11. Muối3 Topics|1 Quiz
-
Bài 12. Phân bón hoá học2 Topics|1 Quiz
-
Chương III. Khối lượng riêng và áp suấtBài 13. Khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 15. Áp suất trên một bề mặt1 Topic
-
Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển2 Topics
-
Bài 17. Lực đẩy Archimedes1 Topic
-
Chương IV. Tác dụng làm quay của lựcBài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực2 Topics
-
Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng2 Topics
F.3. Nồng độ dung dịch
7 October, 2025
1. NỒNG ĐỘ PHẦN TRĂM: (C%)
* Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.
Công thức: C\%=\dfrac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%
Trong đó :
C% : nồng độ phần trăm của dung dịch (%)
mct : khối lượng chất tan (gam)
mdd : khối lượng dung dịch (gam) = mdung môi + mchất tan
Từ công thức tính nồng độ phần trăm, ta suy ra các công thức sau:
– Công thức tính khối lượng dung dịch: {{m}_{dd}}=\dfrac{{{m}_{ct}}.100\%}{C\%}
– Công thức tính khối lượng chất tan: {{m}_{ct}}=\dfrac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}
Ví dụ 1: Hoà tan 10 gam đường vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được.
Giải:
Khối lượng chất tan là: mct = 10 gam
Khối lượng dung dịch thu được là: mdd = mdm + mct = 40 + 10 = 50 gam
Áp dụng công thức: C\%=\dfrac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\dfrac{10}{50}.100\%=20\%
Dung dịch nước oxy già chứa chất tan hydrogen peroxide (H2O2). Khối lượng hydrogen peroxide có trong 20 gam dung dịch nước oxy già 3% là
C\%=\dfrac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%\Rightarrow {{m}_{ct}}=\dfrac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}=\dfrac{20*3}{100}=0,6\text{(g)}
2. NỒNG ĐỘ MOL CỦA DUNG DỊCH (CM)
* Nồng độ mol (kí hiệu CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
Công thức tính: {{C}_{M}}=\dfrac{n}{{{V}_{dd}}}
Trong đó:
CM là nồng độ mol (mol/lit)
n là số mol chất tan (mol)
Vdd là thể tích dung dịch (lit)
– Các công thức được suy ra từ công thức tính nồng độ mol của dung dịch:
+ Công thức tính số mol chất tan: n = CM . V
+ Công thức tính thể tích dung dịch: {{V}_{dd}}=\dfrac{n}{{{C}_{M}}}
Ví dụ: Tính khối lượng H2SO4 có trong 50 ml dung dịch H2SO4 2M
Giải:
Số mol H2SO4 có trong dung dịch H2SO4 2M là: {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}= CM . V = 2 . 0,05 = 0,1 mol
=> Khối lượng H2SO4 là: {{m}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}} = n . M = 0,1.98 = 9,8 gam
Hoà tan hoàn toàn 1,35 gam copper (II) chloride vào nước thu được 50 mL dung dịch. Nồng độ mol của dung dịch copper (II) chloride thu được là
Số mol copper (II) chloride là:
n=\dfrac{m}{M}=\dfrac{1,35}{64+35,5*2}=0,01\text{mol}
Nồng độ mol của dung dịch copper (II):
C_{M}=\dfrac{n}{V}=\dfrac{0,01}{0,05}=0,2\dfrac{mol}{L}
* Công thức chuyển đổi giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol:
Công thức tính nồng độ phần trăm: C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\% (1)
Khối lượng dung dịch được tính theo công thức: mdd = Ddd . V
với Ddd là khối lượng riêng của dung dịch (gam/lít) ; V là thể tích của dung dịch (lít)
Khối lượng chất tan là: mct = n . M
Thay vào (1) ta có: C\%=\dfrac{n.M}{{{D}_{dd}}.V}.100\%=\dfrac{n}{V}.\dfrac{M}{{{D}_{dd}}}.100\%
Mà {{C}_{M}}=\dfrac{n}{V} => C\%=\dfrac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%
=> Công thức chuyển từ nồng độ phần trăm sang nồng độ mol: {{C}_{M}}=\dfrac{C\%.{{D}_{dd}}}{M.100\%}
Lưu ý: Công thức tính này lấy đơn vị của Ddd là gam/lít, thường các đầu bài cho đơn vị của Ddd là gam/ml nên ta cần đổi lại đơn vị để áp dụng công thức.