Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
-
Chương I. Phản ứng hoá học
Bài 2. Phản ứng hoá học3 Topics|1 Quiz -
Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 4. Dung dịch và nồng độ5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học6 Topics|5 Quizzes
-
Bài 6. Tính theo phương trình hoá học4 Topics|4 Quizzes
-
Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác2 Topics|1 Quiz
-
Chương II. Một số hợp chất thông dụngBài 8. Acid2 Topics|1 Quiz
-
Bài 9. Base. Thang pH3 Topics|1 Quiz
-
Bài 10. Oxide3 Topics|1 Quiz
-
Bài 11. Muối3 Topics|1 Quiz
-
Bài 12. Phân bón hoá học2 Topics|1 Quiz
-
Chương III. Khối lượng riêng và áp suấtBài 13. Khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 15. Áp suất trên một bề mặt1 Topic
-
Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển2 Topics
-
Bài 17. Lực đẩy Archimedes1 Topic
-
Chương IV. Tác dụng làm quay của lựcBài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực2 Topics
-
Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng2 Topics
F.2. Độ tan của một chất trong nước
7 October, 2024
1. CHẤT TAN VÀ CHẤT KHÔNG TAN
– Có chất tan được trong nước, có chất không tan được trong nước.
Ví dụ: muối ăn tan được trong nước còn cát không tan trong nước.
2. TÍNH TAN CỦA CÁC HỢP CHẤT TRONG NƯỚC
– Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan.
– Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.
– Muối:
+ Các muối nitrat đều tan.
+ Phần lớn các muối cloua đều tan trừ AgCl không tan, PbCl2 ít tan.
+ Phần lớn các muối sunfat đều tan trừ PbSO4, BaSO4 không tan, CaSO4 và Ag2SO4 ít tan.
+ Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3, (NH4)2CO3 tan.
+ Phần lớn muối sunfit không tan trừ Na2SO3, K2SO3, (NH4)2SO3 tan.
3. ĐỘ TAN CỦA MỘT CHẤT TRONG NƯỚC
a) Định nghĩa
– Độ tan (S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở nhiệt độ xác định.
Ví dụ: Ở 25oC khi hòa tan 36 gam muối NaCl vào 100 gam nước thì người ta thu được dung dịch muối bão hòa. Người ta nói độ tan của NaCl ở 25oC là 36 gam hay SNaCl = 36 gam
Áp dụng công thức tính độ tan: S=\dfrac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100
Trong đó:
S là độ tan, đơn vị: gam/100 gam nước;
mct là khối lượng chất tan để tạo thành dung dịch bão hòa, đơn vị: gam (g);
mdm là khối lượng dung môi (nước) để tạo thành dung dịch bão hòa, đơn vị: gam (g).
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
– Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.
– Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
Ở 18oC, khi hoà tan hết 53 gam Na2CO3 trong 250 gam nước thì thu được dung dịch bão hoà. Độ tan của Na2CO3 trong nước ở 18oC là
S=\dfrac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dm}}}.100=\dfrac{53}{253}.100=21,2\text{ gam/100 gam nước}