Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
-
Chương I. Phản ứng hoá học
Bài 2. Phản ứng hoá học3 Topics|1 Quiz -
Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 4. Dung dịch và nồng độ5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học6 Topics|5 Quizzes
-
Bài 6. Tính theo phương trình hoá học4 Topics|4 Quizzes
-
Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác2 Topics|1 Quiz
-
Chương II. Một số hợp chất thông dụngBài 8. Acid2 Topics|1 Quiz
-
Bài 9. Base. Thang pH3 Topics|1 Quiz
-
Bài 10. Oxide3 Topics|1 Quiz
-
Bài 11. Muối3 Topics|1 Quiz
-
Bài 12. Phân bón hoá học2 Topics|1 Quiz
-
Chương III. Khối lượng riêng và áp suấtBài 13. Khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 15. Áp suất trên một bề mặt1 Topic
-
Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển2 Topics
-
Bài 17. Lực đẩy Archimedes1 Topic
-
Chương IV. Tác dụng làm quay của lựcBài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực2 Topics
-
Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng2 Topics
E.5. Acid
9 October, 2025
I. KHÁI NIỆM
– Thành phần phân tử: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit (-Cl, =S, =SO4, -NO3,…)
– Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Ví dụ: HCl, H2S, H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4.
II. CÔNG THỨC HOÁ HỌC
– Gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro và gốc axit.
– Công thức chung: HnA
Trong đó: – H: là nguyên tử hiđro.
– A: là gốc axit.
III. PHÂN LOẠI
Axit chia làm 2 loại:
+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF,…
+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3,…
IV. TÊN GỌI
1) Axit không có oxi :
Tên axit :Axit + tên phi kim + hiđric.
VD : – HCl : Axit + clo + hiđric = Axit clohiđric
– H2S : Axit + sunfu + hiđric = Axit sunfuhiđric (lưu huỳnh lấy tên tiếng La tinh là sunfu)
* Đọc tên gốc axit tương ứng với axit không có oxi: Tên gốc = tên phi kim + ua
Ví dụ: –Cl : clorua ; =S : sunfua
2) Axit có oxi:
Axit có oxi được chia làm 2 loại là axit có nhiều oxi và axit có ít oxi
Phương pháp nhận biết axit có ít oxi và axit có nhiều oxi:
Bước 1: Axit có oxi có công thức tổng quát dạng HxAyOz => xác định x, y, z tương ứng
Bước 2: Xác định giá trị: a=\dfrac{2.z-x}{y}
Bước 3: So sánh a với hóa trị cao nhất của nguyên tố A
+ Nếu a = hóa trị cao nhất của A thì axit đã cho là axit có nhiều nguyên tử oxi
+ Nếu a < hóa trị cao nhất của A thì axit đã cho là axit có ít nguyên tử oxi
Ví dụ: Xét axit H2SO3
+ Ta có: x = 2; y = 1 và z = 3
+ Tính giá trị a=\dfrac{2.z-x}{y}=\dfrac{2.3-2}{1}=4
+ Nguyên tố phi kim là S có hóa trị cao nhất là VI => a < hóa trị cao nhất của S
=> A là axit có ít oxi
* Cách gọi tên
a) Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit : Axit + tên phi kim + ic.
VD : – HNO3 : Axit nitric.
– H2SO4 : Axit sunfuric.
+ Đọc tên gốc axit tương ứng với axit có nhiều oxi: Tên gốc = tên phi kim + at
Ví du: –NO3 : nitrat ; =SO4 : sunfat ; ≡PO4 : photphat
b) Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit : Axit + tên phi kim + ơ.
VD : – H2SO3 : Axit sunfurơ.
+ Đọc tên gốc axit tương ứng với axit có ít oxi: Tên gốc = tên phi kim + it
* Cần nhớ hóa trị của một số gốc axit sau:
Gốc axit | Hóa trị |
NO3 | I |
SO4 | II |
CO3 | II |
SO3 | II |
PO4 | III |