Lesson 5, Topic 1
In Progress

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – Tự luận

17 December, 2024
Lesson Progress
0% Complete

ÔN TẬP KIẾN THỨC CÁC BÀI 9,10,11

– Khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, trong điều kiện tương đối hoà bình, nền kinhtế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. 

– Những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo ra động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

– Quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn dưới những hình thức khác nhau như: các-ten, xanh-đi-ca (Anh, Pháp, Đức,.), tơ-rớt (Mỹ)… 

– Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị và xã hội ở mỗi nước. Tư bản công nghiệp và tư bản ngân hàng đã có sự dung hợp, hình thành nên tư bản tài chính.

– Các nước tư bản phương Tây đều đẩy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc ra đời.

STT

Thời gian

Địa bàn

Hoạt động tiêu biểu

1

1864

Luân Đôn (Anh)

C. Mác và Ph. Ăng-ghen thành lập Hội Liên hiệp lao động quốc tế (còn gọi là Quốc tế thứ nhất)

2

1875

Đức

Đảng xã hội Đức được thành lập

3

1879

Pháp

Đảng Công nhân Pháp được thành lập

4

1883

Nga

Nhóm Giải phóng lao động Nga được thành lập.

5

1/5/1886

Chi-ca-gô (Mĩ)

Cuộc tổng bãi công của hơn 40 vạn công nhân

6

14/7/1889

Pa-ri (Pháp)

Quốc tế thứ hai ra đời, thay thế cho Quốc tế thứ nhất.

– Về tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại.

+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi.

+ Năm 1533, Công giáo được truyền bá vào nước ta và dần gây dựng được ảnh hưởng trong quần chúng.

+ Tại các làng, xã, nhân dân vẫn giữ nếp sinh hoạt truyền thống như: thờ Thành hoàng, thờ cúng tổ tiên, tổ chức lễ hội hằng năm,…

– Về chữ viết: trong quá trình truyền Thiên Chúa giáo, các giáo sĩ phương Tây đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt, tạo ra chữ Quốc ngữ. Loại chữ này dần dần được sử dụng phổ biến vì rất tiện lợi và khoa học.

– Về văn học:

Văn học chữ Hán vẫn chiếm ưu thế.

+ Văn học chữ Nôm đã phát triển mạnh hơn trước.

+ Văn học dân gian tiếp tục phát triển với nhiều thế loại như: truyện tiếu lâm, thể thơ lục bát và song thất lục bát,…

– Về nghệ thuật dân gian:

+ Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển với nét chạm khắc mềm mại, tinh tế.

+ Nghệ thuật sân khấu đa dạng với các loại hình như hát chèo, hát ả đào, hát tuồng,… Ngoài ra còn có các điệu múa như: múa trên dây, múa đèn,…

Điểm chung trong chính sách đối ngoại của các nước đế quốc là: tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.

Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:

– Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.

– Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.

– Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.

– Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.

– Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.

⟹ Như vậy, cơ cấu tổ chức và hoạt động thực tế chứng tỏ Công xã Pa-ri là một nhà nước khác hẳn các kiểu nhà nước của những giai cấp bóc lột trước đó. Đây là một nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản, do dân và vì dân.

Mặc dù thất bại nhưng công xã Pa-ri:

– Có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

– Tthể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

– Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

* Bài học: 

– Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

– Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

– Nguồn gốc của ngày Quốc tế Lao động:

+ Năm 1886, tại thành phố Chicago, Đại hội Liên đoàn Lao động Mỹ thông qua Nghị quyết nêu rõ: “…Từ ngày 1/5/1886, ngày lao động của tất cả các công nhân sẽ là 8 giờ”. Sở dĩ ngày 1/5 được chọn bởi đây là ngày bắt đầu một năm kế toán tại hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ. Vào ngày này, hợp đồng mới giữa thợ và chủ sẽ được ký.

Ngày 1/5/1886, do yêu cầu của công nhân không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Tiêu biểu là cuộc tổng bãi công của gần 40 vạn công nhân tại thành phố Chicagô. Tuy các cuộc đấu tranh bị đàn áp nhưng có hơn 5 vạn công nhân được hưởng quyền làm việc 8 giờ/ ngày.

+ Ngày 20/6/1889, Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế thứ hai đã quyết định lấy ngày 1/5 hằng năm làm ngày biểu dương lực lượng và đấu tranh chung của vô sản các nước.

– Ý nghĩa của ngày Quốc tế lao động: Ngày nay, ngày Quốc tế Lao động đã trở thành ngày hội lớn của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Đây cũng là ngày biểu thị tình đoàn kết hữu nghị với giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới, cùng đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội

Làng nghề:

+ Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh); tranh Hàng Trống (Hà Nội); làng Sình (Thừa Thiên Huế)…

+ Làng đá mĩ nghệ Non Nước (Đà Nẵng).

+ Làng làm đường mía Bảo An (Quảng Nam).

Đề xuất biện pháp bảo tồn:

– Xây dựng quy hoạch tổng thể và vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề.

– Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

– Phát triển làng nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm.

– Tôn vinh các nghệ nhân; đẩy mạnh các hoạt động học hỏi, truyền nghề cho thế hệ trẻ.

ÔN TẬP KIẾN THỨC BÀI 3,4,5,6

* Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

– Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

– Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

– Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

– Biểu hiện của tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Tính chất nhiệt đới: Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C. Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng. Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

+ Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió: gió mùa đông: lạnh, khô; gió mùa hạ: nóng, ẩm.

+ Tính chất ẩm: Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm. Độ ẩm không khí > 80%. 

– Liên hệ địa phương em: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao.

  • Trạm Láng (Hà Nội):

Sơ đồ nhiệt độ, lượng mưa

Nhận xét biểu đồ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 24.4 độ c

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 12.9 độ C

+ Tổng lượng mưa trung bình năm: 137.5 mm

+ Thời gian mùa mưa (mùa mưa là thời gian có 3 tháng liên tục trở lên có lượng mưa trên 100 mm): Tháng 5 đến tháng 10.

  • Trạm Tân Sơn Hòa (TP.HCM):

Sơ đồ nhiệt độ, lượng mưa

Nhận xét biểu đồ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 28.1 độ c

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 2.9 độ C

+ Tổng lượng mưa trung bình năm: 163.6 mm

+ Thời gian mùa mưa (mùa mưa là thời gian có 3 tháng liên tục trở lên có lượng mưa trên 100 mm): Tháng 5 đến tháng 11.

  • Trạm Trường Sa (Khánh Hòa):

Sơ đồ nhiệt độ, lượng mưa

Nhận xét biểu đồ:

+ Nhiệt độ trung bình năm: 28.2 độ c

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm: 2.7 độ C

+ Tổng lượng mưa trung bình năm: 229 mm

+ Thời gian mùa mưa (mùa mưa là thời gian có 3 tháng liên tục trở lên có lượng mưa trên 100 mm): Tháng 5 đến tháng 1 năm sau.

  1. Sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở phía bắc Việt Nam, chảy theo hướng tây bắc – đông nam. Hệ thống sông có trên 600 phụ lưu, trong đó có hai phụ lưu chính là sông Đà và sông Lô. Ở vùng đồng bằng, sông Hồng có nhiều chi lưu kết nối với hệ thống sông Thái Bình trước khi đổ ra biển1.
    * Chế độ nước sông Hồng có hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng nước cả năm. Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, chiếm khoảng 25% tổng lượng nước cả năm. Do mạng lưới sông có dạng nan quạt, nên khi mưa lớn, nước tập trung nhanh, dễ gây lũ lụt.
  2. Sông Thu Bồn là hệ thống sông lớn ở duyên hải miền Trung Việt Nam, bắt nguồn từ khối núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và đổ ra biển tại cửa Đại, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam1.
    Hệ thống sông có 78 phụ lưu chiều dài trên 10 km, các sông suối thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. Mạng lưới sông có dạng nan quạt2.
    * Chế độ nước sông chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường kéo dài khoảng 3 tháng vào thu – đông, tập trung khoảng 65% tổng lượng nước cả năm. Do độ dốc địa hình lớn, hình dạng sông và chế độ mưa phân mùa mạnh mẽ nên sông thường xảy ra lũ lớn, lũ lên nhanh và rút nhanh
  3. Sông Mê Kông là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng, chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Tính theo độ dài đứng thứ 12, còn tính theo lưu lượng nước đứng thứ 10 trên thế giới1.
    Hệ thống sông có 78 phụ lưu chiều dài trên 10 km. Các sông, suối trong hệ thống sông thường ngắn và dốc, phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. Mạng lưới sông có dạng nan quạt2.
    * Chế độ nước của sông Mê Kông chia làm hai mùa rõ rệt: mùa lũ diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, chiếm khoảng 65% tổng lượng nước cả năm, và mùa cạn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9, chiếm khoảng 35% tổng lượng nước cả năm