Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
-
Chương I. Phản ứng hoá học
Bài 2. Phản ứng hoá học3 Topics|1 Quiz -
Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 4. Dung dịch và nồng độ5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học6 Topics|5 Quizzes
-
Bài 6. Tính theo phương trình hoá học4 Topics|4 Quizzes
-
Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác2 Topics|1 Quiz
-
Chương II. Một số hợp chất thông dụngBài 8. Acid2 Topics|1 Quiz
-
Bài 9. Base. Thang pH3 Topics|1 Quiz
-
Bài 10. Oxide3 Topics|1 Quiz
-
Bài 11. Muối3 Topics|1 Quiz
-
Bài 12. Phân bón hoá học2 Topics|1 Quiz
-
Chương III. Khối lượng riêng và áp suấtBài 13. Khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 15. Áp suất trên một bề mặt1 Topic
-
Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển2 Topics
-
Bài 17. Lực đẩy Archimedes1 Topic
-
Chương IV. Tác dụng làm quay của lựcBài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực2 Topics
-
Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng2 Topics
C.6. Phương pháp giải bài tập tính lượng chất dư, chất hết
5 October, 2025
Cách nhận biết dạng bài tập: Là bài toán về phương trình hóa học mà đề bài cho cả 2 số liệu (số mol, khối lượng, thể tích) của 2 chất tham gia phản ứng
Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB → cC + dD. Cho số mol A và B là nA và nB
=> A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)
=> Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết
=> Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư
Lưu ý:
+ Tính theo phương trình hóa học thì phải tính theo chất hết
+ Nếu đầu bài cho 1 chất tham gia và 1 sản phẩm thì tính toán theo chất sản phẩm
* Các bước giải:
Bước 1: Đổi dữ kiện đầu bài ra số mol
Bước 2: Viết phương trình phản ứng
Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng và tỉ lệ, tìm tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của 2 chất tham gia theo PTHH
Bước 4: Vậy tính toán dựa vào số mol chất phản ứng hết, điền số mol chất hết lên PTHH.
Từ các dữ kiện có liên quan tìm được số mol của các chất theo yêu cầu đề bài.
*Cách khác: Giả sử tính theo chất A. Từ nA tính ra nB.
+) Nếu nB tính toán = nB thực tế => Cả 2 chất đều hết
+) Nếu nB tính toán > nB thực tế => vô lí bài toán tính theo B
+) Ngược lại nếu số mol nB tính toán <nB thực tế => B dư giả sửa đúng.
Ví dụ : Cho 13 gam Zn tác dụng với 0,3 mol HCl sau khi kết thúc phản ứng thu được muối kẽm clorua và khí H2.
a) Viết và cân bằng PTHH và cho biết sau khi kết thúc phản ứng thì chất nào còn dư?
b) Tính thể tích của H2 thu được.
Hướng dẫn giải:
a)
Bước 1: Số mol Zn là: {{n}_{Zn}}=\dfrac{13}{65}=0,2\,mol
Bước 2: Viết PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Bước 3: Xét 2 tỉ lệ số mol và hệ số phản ứng của Zn và HCl, ta có:
\dfrac{{{n}_{Zn}}}{1}=\dfrac{0,2}{1}=0,2 và \dfrac{{{n}_{HCl}}}{2}=\dfrac{0,3}{2}=0,15
Vì 0,2 > 0,15 => Zn dư và HCl phản ứng hết
=> tính sản phẩm theo HCl
b)
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2mol 1mol
0,3mol → 0,15mol
=> Thể tích khí H2 thu được là: V = 22,4.n = 22,4.0,15 = 3,36 lít
*Cách khác:
Số mol Zn là: {{n}_{Zn}}=\dfrac{13}{65}=0,2\,mol
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Giả sử tính theo chất Zn
Ta có nHCl tính toán = 2 nZn =0,2.2= 0.4 mol mà thực tế chỉ có 0,3 mol HCl => Vô lí.
Vậy phản ứng tính theo HCl
PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
2 1
0,3 → 0,15