Back to Course

Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

0% Complete
0/0 Steps
  1. Chương I. Phản ứng hoá học

    Bài 2. Phản ứng hoá học
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  2. Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí
    5 Topics
    |
    4 Quizzes
  3. Bài 4. Dung dịch và nồng độ
    5 Topics
    |
    4 Quizzes
  4. Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học
    6 Topics
    |
    5 Quizzes
  5. Bài 6. Tính theo phương trình hoá học
    4 Topics
    |
    4 Quizzes
  6. Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  7. Chương II. Một số hợp chất thông dụng
    Bài 8. Acid
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  8. Bài 9. Base. Thang pH
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  9. Bài 10. Oxide
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  10. Bài 11. Muối
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  11. Bài 12. Phân bón hoá học
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  12. Chương III. Khối lượng riêng và áp suất
    Bài 13. Khối lượng riêng
    1 Topic
  13. Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng
    1 Topic
  14. Bài 15. Áp suất trên một bề mặt
    1 Topic
  15. Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
    2 Topics
  16. Bài 17. Lực đẩy Archimedes
    1 Topic
  17. Chương IV. Tác dụng làm quay của lực
    Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực
    2 Topics
  18. Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng
    2 Topics
Lesson Progress
0% Complete

I. Mol

1. Khái niệm

– Các nhà khoa học đã tìm ra 12 gam carbon có chứa 6,022.1023 nguyên tử.

– Số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, được kí hiệu là NA.

– Mol là lượng chất có chứa NA (6,022.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

– Nếu biết số mol ta có thể tính được số phân tử hoặc số nguyên tử.

Ví dụ: Hãy tính số nguyên tử Cu có trong 2 mol Cu

Cứ 1 mol Cu có 6,022.1023 nguyên tử Cu

=> 2 mol Cu có: 2.6,022.1023 nguyên tử Cu

Lưu ý: Phân biệt ý nghĩa của 2 cách viết sau:

+ 1 mol H => chỉ 1 mol nguyên tử Hiđro

+ 1 mol H2 => chỉ 1 mol phân tử Hiđro

Số nguyên tử có trong 0,25 mol nguyên tử C là: 

a) 1,506.1023.
b) 3,424.1023.
c) 6,022.1023.
d) 5,239.1023.

1 mol C có chứa 6,022.1023 nguyên tử

→ 0,25 mol C chứa 6,022.1023 x 0,25 = 1,506.1023 nguyên tử.

2. Khối lượng mol

– Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng của NA nguyên tử hoặc phân tử đó tính theo đơn vị gam.

Bảng 1: Khối lượng một số nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử tương ứng

Nguyên tửKí hiệu hoá họcKhối lượng nguyên tửKhối lượng mol nguyên tử
CarbonC12 amu12 gam/mol
HydrogenH1 amu1 gam/mol
OxygenO16 amu16 gam/mol

Bảng 2: Khối lượng một số phân tử và khối lượng mol phân tử tương ứng

Phân tửCông thức hoá họcSố lượng nguyên tử trong phân tửKhối lượng phân tửKhối lượng mol phân tử
HydrogenH22 nguyên tử H2×1=2 amu2 gam/mol
NướcH2O2 nguyên tử H, 1 nguyên tử O2×1+1×16=18 amu18 gam/mol

– Khối lượng mol (gam/mol) của một chất và khối lượng nguyên tử hoặc phân tử của chất đó (amu) bằng nhau về trị số, khác về đơn vị đo.

– Gọi n là số mol chất có trong m gam. Khối lượng mol (M) được tính theo công thức:

M=\dfrac{m}{n}\text{ }(g/mol)

0,4 mol chất X có khối lượng là 23,4 gam. Khối lượng mol của chất X là

a) 58,5 gam/mol.
b) 46,8 gam/mol.
c) 60,0 gam/mol.
d) 53,5 gam/mol.

M=\dfrac{m}{n}=\dfrac{23,4}{0,4}=58,5\text{ gam}

3. Thể tích mol của chất khí

– Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi NA phân tử của chất khí đó.

– Thể tích mol của các chất khí bất kì ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất đều bằng nhau.

– Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lít.

– Vậy ở điều kiện chuẩn, n mol khí có thể tích là

V = 24,79.n (L)

Ở 25oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích là bao nhiêu?

a) 22,790 lít.
b) 22,400 lít.
c) 37,185 lít.
d) 33,600 lít.

V = 24,79×n = 24,79×1,5 = 37,185 lít