Back to Course

Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

0% Complete
0/0 Steps
  1. Chương I. Phản ứng hoá học

    Bài 2. Phản ứng hoá học
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  2. Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí
    5 Topics
    |
    4 Quizzes
  3. Bài 4. Dung dịch và nồng độ
    5 Topics
    |
    4 Quizzes
  4. Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học
    6 Topics
    |
    5 Quizzes
  5. Bài 6. Tính theo phương trình hoá học
    4 Topics
    |
    4 Quizzes
  6. Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  7. Chương II. Một số hợp chất thông dụng
    Bài 8. Acid
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  8. Bài 9. Base. Thang pH
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  9. Bài 10. Oxide
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  10. Bài 11. Muối
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  11. Bài 12. Phân bón hoá học
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  12. Chương III. Khối lượng riêng và áp suất
    Bài 13. Khối lượng riêng
    1 Topic
  13. Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng
    1 Topic
  14. Bài 15. Áp suất trên một bề mặt
    1 Topic
  15. Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
    2 Topics
  16. Bài 17. Lực đẩy Archimedes
    1 Topic
  17. Chương IV. Tác dụng làm quay của lực
    Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực
    2 Topics
  18. Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng
    2 Topics
Lesson Progress
0% Complete

1. Hiện tượng vật lý

– Là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

VD: Quá trình biến đổi trạng thái của nước:

– Hòa tan muối ăn dạng hạt vào nước, sau đó nung nóng dung dịch muối ăn cho đến khi nước bay hơi hết, ta lại thu lại được muối ăn ở chất rắn. 

2. Hiện tượng hóa học

– Là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ 1: Trộn bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt rồi chia thành 2 phần:

Phần 1: đưa nam châm lại gần, sắt bị nam châm hút => sắt và lưu huỳnh vẫn giữ nguyên trong hỗn hợp

Phần 2: đun nóng mạnh sau đó để nguội và đưa nam châm lại gần

Hiện tượng: hỗn hợp nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám. Chất rắn này không bị nam châm hút

=> Khi đun nóng, lưu huỳnh đã tác dụng với sắt biến thành chất mới màu xám, không còn tính chất của sắt nên không bị nam châm hút.

Ví dụ 2: Đun nóng đáy ống nghiệm đựng đường. Đường nóng chảy chuyển thành dung dịch trong suốt. Đun nóng thêm một thời gian nữa, dung dịch chuyển dần thành chất màu đen là than, đồng thời có những giọt nước ngưng tụ trên thành ống nghiệm.

=> Đây là hiện tượng hóa học. Đường bị biến đổi thành 2 chất khác là than và nước.