Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)
-
Chương I. Phản ứng hoá học
Bài 2. Phản ứng hoá học3 Topics|1 Quiz -
Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 4. Dung dịch và nồng độ5 Topics|4 Quizzes
-
Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học6 Topics|5 Quizzes
-
Bài 6. Tính theo phương trình hoá học4 Topics|4 Quizzes
-
Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác2 Topics|1 Quiz
-
Chương II. Một số hợp chất thông dụngBài 8. Acid2 Topics|1 Quiz
-
Bài 9. Base. Thang pH3 Topics|1 Quiz
-
Bài 10. Oxide3 Topics|1 Quiz
-
Bài 11. Muối3 Topics|1 Quiz
-
Bài 12. Phân bón hoá học2 Topics|1 Quiz
-
Chương III. Khối lượng riêng và áp suấtBài 13. Khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng1 Topic
-
Bài 15. Áp suất trên một bề mặt1 Topic
-
Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển2 Topics
-
Bài 17. Lực đẩy Archimedes1 Topic
-
Chương IV. Tác dụng làm quay của lựcBài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực2 Topics
-
Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng2 Topics
Base. Thang pH
13 October, 2025
I. Khái niệm
– Công thức phân tử của base gồm có một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hydroxide (-OH). Số nhóm -OH bằng với hoá trị của kim loại.
– Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH–.
– Hầu hết các hydroxide của kim loại là các base. Quy tắc gọi tên các base như sau:
Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide
Ví dụ 1: Fe(OH)2: iron (II) hydroxide; Fe(OH)3: iron (III) hydroxide.
– Phần lớn các base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm (base kiềm) như: KOH, NaOH, Ba(OH)2,…
II. Tính chất hoá học
– Các base kiềm (NaOH, KOH, Ba(OH)2,…) tan được trong nước tạo thành dung dịch kiềm. Dung dịch kiềm làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
– Các base phản ứng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
– Phản ứng của base với acid tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hoà.
Ví dụ 2: Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O
III. Thang pH
– Thang pH là một tập hợp các con số có giá trị từ 1 – 14 được sử dụng để đánh giá độ acid – base của dung dịch.
– Các dung dịch acid có giá trị pH nhỏ hơn 7, các dung dịch kiềm có giá trị pH lớn hơn 7, và dung dịch trung tính có giá trị pH bằng 7.
– Ngoài ra giá trị pH còn có thể được sử dụng để so sánh độ mạnh của các acid cùng nồng độ hoặc các base cùng nồng độ.
Ví dụ 3: Hydrochloric acid HCl 0,1 M có pH = 1; acetic acid CH3COOH 0,1 M có pH = 3 nên HCl mạnh hơn CH3COOH.
– pH của một dung dịch có thể được xác định bằng các chất chỉ thị vạn năng. Chất chỉ thị vạn năng là hỗn hợp các chất màu (ở dạng dung dịch hoặc giấy pH). Mỗi màu của chất chỉ thị ứng với một khoảng giá trị pH.
– Khi cần xác định giá trị pH với độ chính xác cao, người ta sử dụng các thiết bị đo pH như: máy đo pH, bút đo pH,…

1. Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.
2. Dung dịch base làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh, dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng. Phản ứng giữa dung dịch acid và base tạo thành muối và nước được gọi là phản ứng trung hoà.
3. Theo thang pH: dung dịch có pH < 7: môi trường acid; dung dịch có pH > 7: môi trường base; dung dịch pH = 7: môi trường trung tính.