Back to Course

Khoa học tự nhiên 8 (Kết nối tri thức với cuộc sống)

0% Complete
0/0 Steps
  1. Chương I. Phản ứng hoá học

    Bài 2. Phản ứng hoá học
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  2. Bài 3. Mol và tỉ khối chất khí
    5 Topics
    |
    4 Quizzes
  3. Bài 4. Dung dịch và nồng độ
    5 Topics
    |
    4 Quizzes
  4. Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hoá học
    6 Topics
    |
    5 Quizzes
  5. Bài 6. Tính theo phương trình hoá học
    4 Topics
    |
    4 Quizzes
  6. Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  7. Chương II. Một số hợp chất thông dụng
    Bài 8. Acid
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  8. Bài 9. Base. Thang pH
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  9. Bài 10. Oxide
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  10. Bài 11. Muối
    3 Topics
    |
    1 Quiz
  11. Bài 12. Phân bón hoá học
    2 Topics
    |
    1 Quiz
  12. Chương III. Khối lượng riêng và áp suất
    Bài 13. Khối lượng riêng
    1 Topic
  13. Bài 14. Thực hành xác định khối lượng riêng
    1 Topic
  14. Bài 15. Áp suất trên một bề mặt
    1 Topic
  15. Bài 16. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển
    2 Topics
  16. Bài 17. Lực đẩy Archimedes
    1 Topic
  17. Chương IV. Tác dụng làm quay của lực
    Bài 18. Tác dụng làm quay của lực. Moment lực
    2 Topics
  18. Bài 19. Đòn bẩy và ứng dụng
    2 Topics
Lesson Progress
0% Complete

1. CÔNG THỨC TÍNH TỈ KHỐI

– Để so sánh khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B, người ta dựa vào tỉ khối của chất khí (tỉ khối là tỉ số khối lượng mol của 2 chất khí)

– Kí hiệu: dA/B

 *Công thức: {{d}_{A/B}}=\dfrac{{{M}_{A}}}{{{M}_{B}}}

              Trong đó: dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B

               MA : khối lượng mol của khí A

               MB : khối lượng mol của khí B

– Nếu dA/B > 1 => khí A nặng hơn khí B

– Nếu dA/B = 1 => khí A nặng bằng khí B

– Nếu dA/B < 1 => khí A nhẹ hơn khí B

Ví dụ: Khí cacbonic (CO2) nặng hay nhẹ hơn khí hiđro (H2)?

Giải:

Khối lượng mol của khí CO2 là: {{M}_{C{{O}_{2}}}}=12+16.2=44\,g/mol

Khối lượng mol của khí H2 là: {{M}_{{{H}_{2}}}}=2.1=2\,g/mol

Ta có : {{d}_{C{{O}_{2}}/{{H}_{2}}}}=\dfrac{{{M}_{C{{O}_{2}}}}}{{{M}_{{{H}_{2}}}}}=\dfrac{44}{2}=22 > 1 => Khí cacbonic nặng hơn khí hiđro gấp 22 lần.

2. TỈ KHỐI CỦA KHÍ A SO VỚI KHÔNG KHÍ

– Trong sinh học chúng ta đã biết không khí là hỗn hợp gồm nhiều khí, trong đó có hai khí chính là khí N2 chiếm khoảng 80% và khí O2 chiếm khoảng 20%. Do đó, khối lượng của “mol không khí” là khối lượng của 0,8 mol khí nitơ + khối lượng 0,2 mol khí oxi

=> Mkhông khí = 0,8.28 + 0,2.32 = 28,8 ≈ 29 gam

* Công thức tỉ khối của khí A so với không khí:  {{d}_{A/kk}}=\dfrac{{{M}_{A}}}{29}

               Trong đó: dA/kk : tỉ khối của khí A đối với không khí

               MA : khối lượng mol của khí A

              Mkk : khối lượng mol của không khí

Ví dụ: Khí cacbonic (CO2) nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?

Giải:

Khối lượng mol của khí CO2 là: {{M}_{C{{O}_{2}}}}=12+16*2=44\,g/mol

Ta có : {{d}_{C{{O}_{2}}/{{H}_{2}}}}=\dfrac{{{M}_{C{{O}_{2}}}}}{29}=\dfrac{44}{29}\approx 1,52 > 1 => khí CO2 nặng hơn không khí 1,52 lần

3. TỈ KHỐI CỦA HỖN HỢP KHÍ

Xét hỗn hợp khí X chứa:

Khí X1 (M1) có a1 mol

Khí X2 (M2) có a2 mol

Khí Xn (Mn) có an mol

Khi đó: {{\bar{M}}_{X}}=\dfrac{{{a}_{1}}.{{M}_{1}}+{{a}_{2}}.{{M}_{2}}+…+{{a}_{n}}.{{M}_{n}}}{{{a}_{1}}+{{a}_{2}}+…+{{a}_{n}}}\,\,=>\,\,{{d}_{X/B}}=\dfrac{{{{\bar{M}}}_{X}}}{{{M}_{B}}}

Ví dụ: Tính tỉ khối hỗn hợp khí X gồm N2 (0,02 mol) và O2 (0,01 mol) so với khí oxi.

Khí N2{{M}_{{{N}_{2}}}}=2*14=28 g/mol và có số mol là 0,02 mol

Khí O2{{M}_{{{O}_{2}}}}=2*16=32 g/mol và có số mol là 0,01 mol

Áp dụng công thức:

{{\bar{M}}_{X}}=\dfrac{{{a}_{{{N}_{2}}}}.{{M}_{{{N}_{2}}}}+{{a}_{{{O}_{2}}}}.{{M}_{{{O}_{2}}}}}{{{a}_{{{N}_{2}}}}+{{a}_{{{O}_{2}}}}}=\dfrac{0,02.28+0,01.32}{0,02+0,01}=\dfrac{88}{3}

=>\,\,{{d}_{X/{{O}_{2}}}}=\dfrac{{{{\bar{M}}}_{X}}}{{{M}_{{{O}_{2}}}}}=\dfrac{\frac{88}{3}}{32}=\dfrac{11}{12}\approx 0,917

* Nếu hỗn hợp X gồm 2 khí thì: {{\bar{M}}_{X}}={{M}_{1}}.a+{{M}_{2}}.(1-a) với a là phần trăm số mol khí thứ nhất.

Ví dụ: hỗn hợp X gồm CO2 (75%) và CO (25%) có

{{\bar{M}}_{X}}=75\%.{{M}_{C{{O}_{2}}}}+25\%.{{M}_{CO}}=0,75.44+0,25.28=40